TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM

VIỆN ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG

  Lượt xem: 3093

BỘ PHÁP ĐIỂN ĐIỆN TỬ_CĐ: BẢO HIỂM Y TẾ (P2)

Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG (tt)

Điều 2.2.TT.5.3. Nguyên tắc chung

(Điều 3 Thông tư số 04/2016/TT-BYT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/05/2016)

1. Người mắc bệnh lao, lao kháng thuốc, nghi mắc lao, lao tiềm ẩn và người sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến KCB lao được KCB, thanh toán chi phí KCB theo quy định của pháp luật về BHYT và các quy định tại Thông tư này.

2. Người mắc bệnh lao, lao kháng thuốc, nghi mắc lao, lao tiềm ẩn và người sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến KCB lao được chuyển tuyến KCB BHYT theo các quy định về chuyển tuyến và theo quy định tại Thông tư này.

Điều 2.2.LQ.4. Chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế

(Điều 4 Luật số 25/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

1. Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng và một số nhóm đối tượng xã hội.

2. Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm y tế để bảo toàn và tăng trưởng quỹ. Nguồn thu của quỹ và số tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm y tế được miễn thuế.

3. Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm y tế hoặc đóng bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng.

4. Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến trong quản lý bảo hiểm y tế.

Điều 2.2.QĐ.2.1.

(Điều 1 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg Về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/10/2002)

Các cơ sở khám, chữa bệnh Nhà nước từ trạm y tế xã đến bệnh viện và viện có giườngbệnh tuyến Trung ương thực hiện chế độ khám, chữa bệnh cho người nghèo theo quyđịnh tại Quyết định này.

Điều 2.2.QĐ.2.2. Đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ khám, chữa bệnh theo Quyết định này gồm:

(Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/10/2002, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/04/2012)

1. Người thuộc hộ nghèo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn hộ nghèo.

2. Đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn theo quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Người thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật và người đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước.

4. Người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh khác gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện phí.

Điều 2.2.QĐ.2.3. Nguồn tài chính Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo

(Điều 3 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/10/2002, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/04/2012)

1. Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo là Quỹ của Nhà nước, hoạt động theo nguyên tắc không vì lợi nhuận, bảo toàn và phát triển nguồn vốn, được hình thành từ các nguồn sau:

a) Ngân sách nhà nước hỗ trợ Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo để thực hiện các chế độ quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 4 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.

b) Đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

c) Các nguồn tài chính hợp pháp khác.

2. Quỹ được mở tài khoản tại hệ thống kho bạc Nhà nước.

Điều 2.2.QĐ.2.4. Các chế độ hỗ trợ

(Điều 4 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/10/2002, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/04/2012)

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức, quản lý và sử dụng Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo theo quy định sau:

1. Hỗ trợ tiền ăn cho các đối tượng thuộc khoản 1 và 2 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên với mức tối thiểu 3% mức lương tối thiểu chung/người bệnh/ngày.

2. Hỗ trợ tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển bệnh viện cho các đối tượng thuộc khoản 1 và 2 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên, các trường hợp cấp cứu, tử vong hoặc bệnh quá nặng và người nhà có nguyện vọng đưa về nhà nhưng không được bảo hiểm y tế hỗ trợ.

a) Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế Nhà nước: Thanh toán chi phí vận chuyển cả chiều đi và về cho cơ sở y tế chuyển người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm sử dụng và các chi phí cầu, phà, phí đường bộ khác (nếu có). Nếu có nhiều hơn một người bệnh cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh.

b) Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế Nhà nước: Thanh toán chi phí vận chuyển một chiều đi cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km cho một chiều đi tính theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm sử dụng. Cơ sở y tế chỉ định chuyển bệnh nhân thanh toán chi phí vận chuyển cho người bệnh, sau đó thanh toán với Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo.

3. Hỗ trợ một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế mà các đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg phải đồng chi trả theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn Luật đối với phần người bệnh phải đồng chi trả từ 100.000 đồng trở lên.

4. Hỗ trợ thanh toán một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh của các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg đối với phần người bệnh phải chi trả cho cơ sở y tế của Nhà nước từ 1 triệu đồng trở lên cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp không có bảo hiểm y tế; nếu có bảo hiểm y tế thì hỗ trợ như khoản 3 Điều 4 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg.

5. Trường hợp người bệnh tự lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trái tuyến, vượt tuyến) hoặc khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu thì thực hiện việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định hiện hành.

Điều 2.2.QĐ.2.6. Cơ chế và tổ chức thực hiện:

(Điều 6 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/10/2002)

1.Quĩ khám, chữa bệnh cho người nghèo ở các địa phương sẽ được cân đối trong dựtoán ngân sách địa phương hàng năm.

2.Bộ Y tế hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước tổ chức thực hiện khám,chữa bệnh cho người nghèo theo qui định tại Quyết định này.

3.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Dân tộc phối hợp với các Bộ, ngànhliên quan hướng dẫn các địa phương xác định đối tượng được hưởng chế độ khám,chữa bệnh theo Quyết định này.

4.Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Ngoại giao, Bộ Tàichính, Bộ Y tế huy động sự đóng góp của các tổ chức kinh tế - xã hội, các cánhân trong nước và nước ngoài, Chính phủ các nước và các tổ chức phi Chính phủhỗ trợ Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo.

5.Đề nghị Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viêncủa Mặt trận vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ Quỹ khám, chữa bệnh cho ngườinghèo và giám sát việc thực hiện.

Điều 2.2.LQ.5. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế

(Điều 5 Luật số 25/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.

2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.

4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế tại địa phương.

Điều 2.2.LQ.6. Trách nhiệm của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế

(Điều 6 Luật số 25/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện nhiệm vụ sau đây:

1. Xây dựng chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tổ chức hệ thống y tế, tuyến chuyên môn kỹ thuật y tế, nguồn tài chính phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân dựa trên bảo hiểm y tế toàn dân.

2. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển bảo hiểm y tế.

3. Ban hành quy định chuyên môn kỹ thuật, quy trình khám bệnh, chữa bệnh và hướng dẫn điều trị; chuyển tuyến liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

4. Xây dựng và trình Chính phủ các giải pháp nhằm bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm y tế.

5. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế.

6. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chế độ bảo hiểm y tế.

7. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm y tế.

8. Theo dõi, đánh giá, tổng kết các hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm y tế.

9. Tổ chức nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo hiểm y tế.

10. Ban hành gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 36.1.LQ.14. Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệpĐiều 36.1.LQ.14. Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệpĐiều 36.1.LQ.14. Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệpĐiều 36.1.LQ.14. Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp)

Điều 2.2.LQ.7. Trách nhiệm của Bộ Tài chính về bảo hiểm y tế

(Điều 7 Luật số 25/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

1. Phối hợp với Bộ Y tế, cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng chính sách, pháp luật về tài chính liên quan đến bảo hiểm y tế.

2. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế.

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 36.1.LQ.14. Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệpĐiều 36.1.LQ.14. Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệpĐiều 36.1.LQ.14. Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệpĐiều 36.1.LQ.14. Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp)

Điều 2.2.LQ.7a. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

(Điều 7a Luật số 25/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009, được bổ sung bởi Điều 1 Luật số 46/2014/QH13 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015)

1. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện việc xác định, quản lý đối tượng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý quy định tại các điểm d, e, g, h, i và k khoản 3 và khoản 4 Điều 12 của Luật này.

2. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, người lao động quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này và đối tượng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý quy định tại các điểm d, e, g, h, i và k khoản 3 và khoản 4 Điều 12 của Luật này.

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 36.1.LQ.14. Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệpĐiều 36.1.LQ.14. Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệpĐiều 36.1.LQ.14. Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệpĐiều 36.1.LQ.14. Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệpĐiều 2.2.TT.8.1. Phạm vi điều chỉnh)

Điều 2.2.TT.8.3. Nguyên tắc xác định, quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

(Điều 3 Thông tư số 25/2016/TT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/09/2016)

1. Người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định Điều 2 Thông tư này thuộc đối tượng nào thì xác định theo đối tượng đó.

2. Người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì chỉ xác định theo một loại đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế.

3. Khi xác định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế phải bảo đảm đủ căn cứ, cụ thể như sau:

a) Quyết định công nhận và giải quyết chế độ của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với Người có công với cách mạng, cựu chiến binh; thân nhân người có công với cách mạng; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ; người phục vụ người có công với cách mạng;

b) Danh sách hàng năm được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) xác nhận đối với người thuộc hộ gia đình nghèo; người thuộc hộ gia đình cận nghèo; người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

c) Quyết định trợ cấp xã hội hằng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) đối với người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;

d) Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh đối với trẻ em dưới 6 tuổi. Trường hợp trẻ em chưa có các giấy tờ trên thì căn cứ vào xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký thường trú về việc chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế hoặc Giấy tạm trú hoặc Sổ tạm trú;

đ) Danh sách do Cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý xác định đối với học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở;

e) Danh sách do Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công (sau đây gọi là Cơ sở nuôi dưỡng) xác định đối với đối tượng là người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội được nuôi dưỡng trong cơ sở.

4. Ủy ban nhân nhân dân cấp xã, Cơ sở nuôi dưỡng, Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội chịu trách nhiệm xác định và quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Thông tư này.

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 2.2.TT.8.2. Đối tượng áp dụngĐiều 2.2.TT.8.4. Trình tự xác định, quản lý đối tượng)

Điều 2.2.TT.8.4. Trình tự xác định, quản lý đối tượng

(Điều 4 Thông tư số 25/2016/TT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/09/2016)

1. Đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại cộng đồng:

a) Người làm công tác lao động, thương binh và xã hội cấp xã hoặc những người được phân công căn cứ vào Khoản 3, Điều 3 thống kê danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo mẫu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã duyệt, gửi cơ quan lao động, thương binh và xã hội cấp huyện và cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện;

b) Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã gửi, cơ quan lao động, thương binh và xã hội cấp huyện chủ trì phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện rà soát, đối chiếu danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.

Trường hợp đúng đối tượng thì trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận danh sách, bảo hiểm xã hội cấp huyện thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng và chuyển cho Ủy ban nhân dân cấp xã để giao cho đối tượng.

Trường hợp chưa đúng đối tượng hoặc thiếu thông tin thì trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, cơ quan lao động, thương binh và xã hội cấp huyện chuyển lại Ủy ban nhân dân cấp xã để hoàn thiện lại danh sách theo quy định.

2. Đối với các đối tượng là người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội được nuôi dưỡng trong Cơ sở nuôi dưỡng thì Cơ sở nuôi dưỡng, lập danh sách theo mẫu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam gửi cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện để cấp thẻ bảo hiểm y tế.

3. Đối với đối tượng là học sinh, sinh viên đang theo học tại Cơ sở giáo dục nghề nghiệp do ngành lao động, thương binh và xã hội quản lý thì do Cơ sở giáo dục nghề nghiệp lập danh sách theo mẫu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam gửi cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện để cấp thẻ bảo hiểm y tế.

4. Đối với các đối tượng quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này, trong thời hạn ba ngày (03), Cơ sở nuôi dưỡng, Cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ trì, phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đóng trụ sở rà soát danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế để cấp thẻ bảo hiểm y tế.

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 2.2.TT.8.3. Nguyên tắc xác định, quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm y tế)

Điều 2.2.TT.8.5. Phương thức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

(Điều 5 Thông tư số 25/2016/TT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/09/2016)

Phương thức và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2014 của liên bộ Y tế, Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế.

Điều 2.2.TT.8.6. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

(Điều 6 Thông tư số 25/2016/TT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/09/2016)

1. Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội duyệt và chuyển danh sách người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện làm căn cứ xác định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai thực hiện Thông tư này, bảo đảm việc xác định đúng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thực hiện đồng bộ, thống nhất trên địa bàn.

3. Kiểm tra việc thực hiện; giải quyết khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

Điều 2.2.TT.8.7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh

(Điều 7 Thông tư số 25/2016/TT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/09/2016)

1. Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện cung cấp danh sách người có công với cách mạng, thân nhân người có công với công với cách mạng cho Ủy ban nhân dân cấp xã để làm căn cứ lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế và triển khai thực hiện việc xác định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn, đối chiếu với cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện.

2. Kiểm tra, xem xét, giải quyết, kịp thời khó